Polyp tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp và phần lớn là lành tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, polyp tử cung có thể phát triển lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu chi tiết hơn về cách điều trị và chế độ ăn khoa học dành cho người bị polyp tử cung.
Polyp tử cung
Điều trị polyp tử cung
Polyp tử cung hình thành trong lòng/cổ tử cung do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung.
Khối polyp thường có kích thước từ vài mm đến vài cm, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, có cuống hoặc không. Các khối polyp tử cung có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm sau:
☸ Siêu âm vùng chậu (siêu âm đầu dò âm đạo)
☸ Siêu âm phát hiện polyp bằng phương pháp bơm nước vào buồng tử cung
☸ Nội soi buồng tử cung để chẩn đoán polyp
☸ Sinh thiết đánh giá mô học để xác định tính chất khối polyp là lành tính hay ác tính,...
Sau khi chẩn đoán rõ ràng đặc điểm, tính chất khối polyp bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị thích hợp:
☸ Các khối polyp kích thước nhỏ thường chưa gây triệu chứng đau bụng, xuất huyết, cường kinh nên chưa cần can thiệp điều trị. Người bệnh sẽ về nhà theo dõi trong 3-6 tháng sau đó tái khám lại.
☸ Các khối polyp lớn (>15mm) gây nhiều triệu chứng, nguy cơ cao gây hiếm muộn, vô sinh cần điều trị bằng thuốc hoặc cắt bỏ.
☸ Ngoài ra, chỉ định cắt polyp cũng được chỉ định trong các trường hợp như bệnh nhân bị đa polyp, bị polyp thò ra ngoài cổ tử cung, phụ nữ hậu mãn kinh,...
Dụng cụ chứa Levonorgestrel
Trong điều trị nội khoa polyp tử cung thường sử dụng các loại thuốc như dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel, chất đồng vận GnRH,...Ngoài ra, có thể hỗ trợ điều trị polyp bằng thuốc nam như An Phụ Khang,...
Trong điều trị ngoại khoa polyp tử cung thường sử dụng các thủ thuật xoắn polyp, dùng vòng kẹp, tia laser để loại bỏ u,...
Chế độ ăn cho người mắc polyp tử cung
Nội tiết tố rối loạn sẽ kích thích khối polyp tử cung phát triển nhanh hơn, do đó để kìm hãm polyp tăng kích thước hoặc tái phát sau cắt bỏ, chị em nên chú ý:
☸ Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sạch giàu vitamin C, uống đủ nước, ưu tiên các loại nước mát như nước rau má, nước râu ngô,...
☸ Nên hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt chó, nội tạng động vật, các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, trứng lộn, đậu phụ, đồ ngọt, rượu bia,...